
Sau khi tham gia Shark Tank Việt Nam, có dự án đã nhận được vốn đầu tư theo cam kết, cũng có startup chuyển hướng phát triển hoặc sáp nhập với công ty khác.
Chương trình truyền hình thực tế về khởi nghiệp Shark Tank được thực hiện tại Việt Nam từ năm 2017 với tên Thương vụ bạc tỷ. Sau 2 mùa phát sóng thành công, chương trình đang tuyển chọn các startup tham gia mùa 3.
So với thời điểm huy động vốn tại Shark Tank Việt Nam, nhiều startup (cả vốn lẫn chưa huy động vốn) đã có những bước phát triển mới.
Atadi: Sáp nhập với Vntrip
Tiến sĩ Nguyễn Văn Phong – CEO của startup bán vé máy bay trực tuyến Atadi đến với Shark Tank Việt Nam mùa đầu tiên với hy vọng huy động vốn 27 tỷ đồng cho 15% cổ phần hoặc 62 tỷ đồng cho 30% cổ phần. của công ty.
Sau phần trình bày của ông Phong, chỉ có Shark Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Sunhouse đưa ra đề xuất đầu tư. Tuy nhiên, do không tìm được tiếng nói chung về số cổ phần hoán đổi, CEO Atadi đã từ chối đề nghị rót vốn 27 tỷ đồng của ông Phú.
Tháng 9/2018, website & ứng dụng đặt phòng khách sạn trực tuyến Vntrip.vn thông báo sáp nhập Atadi vào hệ thống của mình. Đây được coi là thương vụ sáp nhập lớn nhất trong ngành du lịch trực tuyến của Việt Nam trong năm 2018.
Chia sẻ trong chương trìnhQuốc gia khởi nghiệp Nguyễn Văn Phong cho biết quyết định sáp nhập với Vntrip để thực hiện mục tiêu trở thành đại lý du lịch trực tuyến lớn nhất cả nước trong 3 năm tới.
SuperShip: Thúc đẩy nhượng quyền thương mại
Tham gia Shark Tank Việt Nam mùa một, SuperShip – công ty giao hàng thu tiền do Lê Thanh Hoài sáng lập và làm CEO – đã nhận lời đề nghị đầu tư 2 tỷ đồng đổi lấy 20% cổ phần của Shark Trần Anh Vương. Sau chương trình, startup này nhanh chóng mở rộng ra thị trường Hà Nội bên cạnh TP.HCM.
Lê Thanh Hoài, Giám đốc điều hành SuperShip khi tham gia chương trình. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.
Trong năm 2018, SuperShip đã mở rộng ra 32 tỉnh thành dưới hình thức nhượng quyền và hợp tác đầu tư và tiếp tục tham vọng mở rộng nhanh chóng trên khắp Việt Nam vào năm 2019.
Công ty chuyển phát này cũng dự kiến sẽ nhận được khoản đầu tư triệu USD vào năm 2020, tiến hành IPO và trở thành công ty đại chúng vào năm 2024.
Umbala: Chuyển hướng sang Blockchain
Thời điểm tham gia Shark Tank, Umbala được biết đến là ứng dụng quay video, live stream sử dụng các hiệu ứng đặc biệt và tính năng độc đáo. Startup này gây ấn tượng với các nhà đầu tư với đội ngũ gồm nhiều người tài năng và nổi tiếng.
Trong đó có Hùng Trần, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của GotIt! – startup huy động thành công 9 triệu USD tại Silicon Valey với vai trò ‘Cố vấn sản phẩm’; Tiến sĩ Đại học Stanford Thục Vũ – một trong những người Việt Nam khởi nghiệp thành công nhất tại Silicon Valey – cố vấn và nhà đầu tư thiên thần …
Nguyễn Minh Thảo, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Umbala. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.
Dù đánh giá đây là thương vụ rủi ro nhưng 2 Shark Trần Anh Vương và Nguyễn Ngọc Thủy vẫn quyết định đầu tư 260.000 USD (gần 6 tỷ đồng) cho 15% cổ phần của Umbala.
Hiện tại, startup này không chỉ là Umbala.Tv như khi tham gia Shark Tank. Công ty đang nghiên cứu và phát triển Umbala Network – một nền tảng công nghệ Blockchain tốc độ cao, hiệu suất cao có thể liên kết hàng tỷ thiết bị liên quan đến camera.
JobsGo: Thẩm định thành công
Xuất hiện trong chương trình mùa 2, Phạm Thanh Hải – CEO ứng dụng tìm việc JobsGo – đã huy động thành công 2 tỷ đồng đổi lấy 10% cổ phần. Người đầu tư cho startup này là Shark Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc quỹ đầu tư CyberAgent Capital tại Việt Nam.
Sau thời gian dài thẩm định, ngày 5/3, Shark Dũng xác nhận JobsGo đã hoàn thành vòng gọi vốn. Như vậy, công ty sẽ nhận được số vốn đầu tư như đã cam kết trên sóng truyền hình.
Phạm Thanh Hải, CEO của JobsGo. Ảnh: Shark Tank Việt Nam.
Nói về tầm nhìn startup ở hậu trường Shark Tank, CEO JobsGo cho biết trong tương lai đơn vị này sẽ trở thành trợ lý sự nghiệp cá nhân. Ứng dụng sẽ theo sát người dùng để đưa ra các gợi ý về thu nhập, các kỹ năng bổ sung để từ đó có những bước thăng tiến trong sự nghiệp như mong đợi.
Abivin: Giành giải thưởng Khởi nghiệp Đông Nam Á
Cũng trong Shark Tank Việt Nam mùa 2, cặp đôi cựu du học sinh Nam Long và Hoàng Anh – người sáng lập startup Abivin đã nhận được cam kết đầu tư 200.000 USD từ Shark Dũng. Trong đó 100.000 USD cho 10% cổ phần, 100.000 USD còn lại là trái phiếu chuyển đổi, lãi suất 10%.
Abivin là công ty giải quyết các vấn đề trong ngành logistics truyền thống dựa trên công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy (Machine Learning). Startup này áp dụng các thuật toán để tạo ra lộ trình nhanh nhất cho hàng trăm chuyến xe giao hàng, hàng nghìn đơn hàng chỉ trong vài giây. Các quy trình giao hàng bao gồm kiểm soát đơn hàng, kiểm kê, quản lý phương tiện … đều được số hóa hoàn toàn.
Abivin là quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo toàn quốc 2018. Ảnh: Báo Quảng Nam.
Vào tháng 2 năm nay, Abivin đã giành được giải thưởng “Công ty khởi nghiệp chuỗi cung ứng và hậu cần tốt nhất” tại Giải thưởng khởi nghiệp bát gạo ASEAN. Trước đó, công ty này cũng là quán quân cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo toàn quốc Techfest Vietnam 2018.
Vừa rồi, bạn vừa mới đọc xong bài viết về
Những startup từng gọi vốn tại Shark Tank Việt Nam giờ ra sao?
tại Webmax.
Hy vọng rằng những kiến thức trong bài viết
Những startup từng gọi vốn tại Shark Tank Việt Nam giờ ra sao?
sẽ làm cho bạn để tâm hơn tới vấn đề
Những startup từng gọi vốn tại Shark Tank Việt Nam giờ ra sao?
hiện nay.
Hãy cũng với Tip Techs khám phá thêm nhiều bài viết về
Những startup từng gọi vốn tại Shark Tank Việt Nam giờ ra sao?
nhé.
Bài viết
Những startup từng gọi vốn tại Shark Tank Việt Nam giờ ra sao?
đăng bởi vào ngày 2022-08-02 15:59:49. Cảm ơn bạn đã bỏ thời gian đọc bài tại Webmax
Nguồn: genk.vn